Vận chuyển giao thương hàng hóa là một khâu thiết yếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Những mất mát, tổn thất về hàng hóa trong quá trình vận chuyển là điều không thể tránh khỏi, và trong nhiều trường hợp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng những giải pháp bảo hiểm hàng hóa toàn diện, Bảo hiểm Bảo Việt Nghê An sẵn sàng cung cấp sự đảm bảo về tài chính cho doanh nghiệp trước những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa thương mại.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển là bảo hiểm cho các rủi ro từ bên ngoài gây mất mát, tổn thất vật chất đối với hàng hóa được bảo hiểm, xảy ra trong quá trình vận chuyển (và/hoặc lưu kho tạm thời trong quá trình vận chuyển) được thực hiện bởi bất kỳ loại phương tiện vận chuyển nào, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc trên phạm vi toàn thế giới.
Tham gia chương trình Bảo hiểm hàng hóa của Bảo hiểm Bảo Việt Nghệ An, Quý Khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tận tình cùng những dịch vụ, tiện ích vượt trội:
Là thành viên duy nhất của hệ thống Giám định Quốc tế LLOYD’S Agency Network tại Việt Nam, thiết lập mối quan hệ đại lý với trên 100 công ty bảo hiểm quốc tế khác, Bảo hiểm Bảo Việt có khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp cũng như xử lý khiếu nại, tổn thất một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tại Bảo hiểm Bảo Việt Nghệ An, chúng tôi cung cấp các gói sản phẩm sau:
- Đối tượng bảo hiểm: Hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Phạm vi bảo hiểm:
(Theo Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam – QTC 2004 của Bảo hiểm Bảo Việt)
Rủi ro được bảo hiểm bao gồm :
Chi phí được bảo hiểm là những chi phí hợp lý cho việc:
- Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường.
- Đối tượng bảo hiểm: Hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không trên phạm vi toàn thế giới.
- Phạm vi bảo hiểm:
(Theo Quy tắc QTC 2004 của Bảo hiểm Bảo Việt và ICC "A", "B", "C" 1.1.1982 của Hiệp hội Bảo hiểm London)
Tổn thất được quy hợp lý cho:
Tổn thất gây ra bởi:
- Phí bảo hiểm: Công thức tính phí bảo hiểm như sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng
Đồng thời, chúng tôi sẵn sàng cung cấp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo các điều khoản của Hiệp hội Bảo hiểm London hay của các quốc gia khác trên thế giới phù hợp với tập quán thương mại và bảo hiểm quốc tế.
Tùy theo nhu cầu kinh doanh và ngân sách tài chính, doanh nghiệp có thể lựa chọn tham gia “Bảo hiểm hàng hóa” theo hai hình thức:
Trong trường hợp xảy ra rủi ro, mất mát hoặc tổn thất đối với hàng hóa được bảo hiểm, Người được bảo hiểm (NĐBH) cần nhanh chóng thông báo cho Bảo hiểm Bảo Việt theo Đường dây nóng/số điện thoại được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm để được hỗ trợ và hướng dẫn các bước tiếp theo trong việc thu thập đầy đủ hồ sơ khiếu nại, bồi thường.
Đồng thời, ngay sau khi phát hiện tổn thất, mất mát đối với hàng hóa, NĐBH cần lưu ý:
1. Ngay lập tức khiếu nại đối với Người chuyên chở, Chính quyền cảng hay Người nhận ủy thác hàng hóa đối với bất cứ kiện hàng nào bị mất
2. Trừ khi có thư kháng nghị, trong mọi trường hợp không được cấp giấy biên nhận hoàn chỉnh cho những hàng hóa có hiện tượng nghi vấn
3. Khi giao container phải đảm bảo rằng container còn nguyên vẹn và phải được các nhân viên có chức năng kiểm tra. Nếu nhận container bị tổn thất, niêm phong bị gãy vỡ, mất mát hoặc khác với sự miêu tả trong chứng từ vận tải thì phải lập giấy giao nhận đúng như tình trạng như vậy và giữ lại tất cả các niêm phong không bình thường và gãy vỡ đó để điều tra sau này
4. Yêu cầu đại diện Người chuyên chở hay Người nhận ủy thác hàng hóa tham gia chứng kiến việc giám định ngay khi phát hiện hàng hóa có hiện tượng mất mát hoặc hư hỏng. Qua giám định nếu thấy thực tế có tổn thất thì phải lập hồ sơ khiếu nại họ
5. Gửi giấy báo cho đại diện Người chuyên chở hay Người nhận ủy thác hàng hóa trong vòng 3 ngày sau khi nhận hàng nếu tổn thất thuộc loại khó phát hiện vào thời gian nhận hàng
Lưu ý: Để đòi bồi thường, Người khiếu nại phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm vào thời gian xảy ra tổn thất và đã thực sự chịu tổn thất thực tế đó.
Vui lòng liên hệ với các tư vấn viên của chúng tôi để được tư vấn bảo hiểm hàng hóa đầy đủ
Nguồn tin: baoviet.com.vn:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn